Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

KỊCH THỜI THỔ TẢ

           Hum bữa, cái ngày 20/11, Đòi nợ "thầy" (đã mất dạy)  Nhân cho zui, lại nhớ lời  "thầy"    kêu gọi, ĐBQH  gương mẫu ....hông ăn thịt gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe của mình! Cừi  vãi...Nhân! Tiên sư! Cỡ ĐBQH thì ăn thịt gà nhập lậu làm ... chóa giề, Gà vườn tơ,non mơn mởn nữa là khác, mà thường thì...gà ...cúng rất an toàn. Có phỏng? Lo xa đến thế là cùng! Hèn chi mấy năm cầm đầu bộ giáo, một phần ba  học sinh nửa du côn đã được ra lò! Đọc báo thấy nhan nhản nào là học sinh trường XYZ đánh nhau, chém nhau, hiếp nhau  với mức độ ngày càng man rợ và máu lạnh hơn.
            Thống đốc Nguyễn Văn Bình xin nhận một nửa ...giải Nobel nếu thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: Kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng,ổn định tỷ giá ! Ông này khôn xía mịa nội lun! Ai chuyên môn món kinh tế học thì biết điều này khó hơn ... lên trời! Khôn bởi phân nửa giải Nobel là .... muỗi! Ngu chi ..."Đơn giản" như nợ xấu, ông nói: "Với trách nhiệm chính trị, tôi đã nói không thể hứa gì về việc giải quyết nợ xấu" Đêck biết cái "trách nhiệm chính trị" là mốc khô gì mà người ta hay vin vào thế nhở? Nợ xấu do đâu? Khi dân nông cầm cố tài sản chỉ được phép vay chưa tới 50% giá trị? Chưa nói năm lần bảy lượt lính ổng đi kiểm tra, thẩm tra đến mòn ...bờ ruộng! Và một căn nhà giá trị một vài tỷ, khi cho vay gấp....mười lần con số đó! Ai được vay những nguồn này? Làm thế nào để được vay? Chắc ông là người hiểu hơn ai hết. hè?
        Chợt nhớ lời bà Bộ trưởng y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến bôc bạch : “Nhìn thấy nạn nhân nằm trên, nằm dưới, nằm hành lang, một giường dồn hai, ba người tôi cảm thấy đau đớn. Không một quốc gia nào trong khu vực bệnh viện lại quá tải như ở Việt Nam….”. lại liên tưởng đến cú ...đau lòng của Tổng giám đốc điện lực Việt Nam  EVN khi lương nhân viên chỉ có...7,3 triệu!
       Cái đau lòng đó khiến người dân rất... đau lòng  đến mức muốn ....văng tục  bởi những lời gan ruột kia chỉ được thốt ra khi đi thị sát làm việc tại sở y tế TP HCM. Điều mà cả mấy chục năm nay phận con sâu cái kiến ngày ngày phải đối mặt. Vậy, hằng ngày trước và khi ngồi ghế  bộ trưởng  Y tế thì bà  thường thấy được  những gì, Thưa bà?  1 giường 2, 3 bệnh nhân là có sơ sơ từ thời ông ... Triệu, người tiền  nhiệm pà chớ mới mẻ gì đâu?  "Lời anh nói vẫn còn mãi đó" giờ đến phiên bà ...đau ... Thôi, mong bà đừng  đau quá mà hãy có  những hành động thiết thực và cụ thể hơn người tiền nhiệm là được rồi. Bà xinh, khóc nhiều sẽ xấu gái đấy !
       Thủy điện Sông Tranh 2 đến bây giờ vẫn là nỗi lo của nhiều người,không biết ông tổng  EVN có "đau lòng" khi cái bẫy nước và nguy cơ động  đất tăng cường  đang treo lơ lửng trên đầu hơn bốn vạn con sâu cái kiến? Khi mà đêm đêm già trẻ lớn bé phải bồng bế nhau chạy hỗn loạn thoát thân? Chạy, mà chả biết chạy đi đâu! khốn khổ khốn nạn lắm ông ạ!
     Vừa rồi xem kịch, mà dàn diễn viên đều hói và... xấu mù ! Nhiều hơi thở rất thối đến lợm giọng. Với...trách nhiệm chính trị: kịch rất ẹ!!! Tui phán. He he...


Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

EVN - TIỀN- QUYỀN LỰC VÀ MẠNG NGƯỜI!


Một đêm rung lắc  (vị trí  cổng chợ  Bắc Trà My)



Vậy là Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đang chờ....quyết định phá bỏ hay đánh đổi bốn chục ngàn mạng dân. Phá bỏ, đồng nghĩa với  4000 tỷ đồng đem quăng sông. cố giữ lại, đồng nghĩa với hơn bốn chục ngàn phận con sâu cái kiến có thể trương sình  phơi nắng khi cường độ động đất tăng cường. Người tạo ra cái bẫy nước đó không ai khác chính là tập đoàn điện lực Việt Nam EVN và những siêu chữ ký  cấp.... chính phủ!
Dù rằng, xứ mình, loại rẻ nhất và cũng đắt nhất ấy là...mạng người. (Rẻ hay đắt tùy vào cái dây...mơ rễ má ô dù) Nhưng ở Trà My hay các huyện hạ Lưu sông Tranh thì mạng người chắc chắc rẻ rồi. Rẻ, bởi đến bây giờ đêm đêm người dân vẫn thường chạy ra ngã tư  chợ để...tránh động đất. Rẻ vì cái bẫy nước kia vẫn còn treo lơ lửng đó thôi, rẻ vì các cụ đang họp chờ... xử lý!
Hôm bữa, nghe báo chí tung hô EVN cứu trợ 1000 tấn gạo cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi động đất mà muốn văng tục quá chừng. nếu chia đều cho số dân có thể phơi xác dọc sông thì con số ấy thật....man rợ! Vậy mà báo chí tung hô, coi như một hành động nghĩa hiệp vậy! Hành động xuất gạo giống như câu: Hãy im kái miệng lại nhé! Ăn đi! Rồi chết cũng đừng kêu than nhế. Tau đã cúng cháo thánh rồi đấy.
Mà cũng lạ, khi ông P về trấn an, gặp ngay một trận rung chuyển dân chạy tán loạn ngay  trước mắt  , vậy mà  đến giờ lão Tổng điện lực bảo an toàn, cũng không nghe ông Phúc nói chi...Chuyển hết bà con ra gần mộ ...ông cụ rồi à?
Tự nhiên có một điều ước,  xây vài  cái khách sạn đạt chuẩn 5 sao ngay dưới chân đập, rước  toàn bộ những tai to mặt bự, những kẻ khẳng định Thủy điện Sông Tranh 2 an toàn, những kẻ phê duyệt , những kẻ đã chấm mút  dự án này  về đấy mà sống, mà chờ đợi cùng người dân nơi đây.
Gõ nữa chắc được... đội mũ này kia, thôi thì chấm hết vậy.



Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

THƯƠNG HUẾ

Huế, như cô gái nhà lành đoan trang và gia giáo, bất chợt tai ương ập xuống của thời cuộc, thành người đàn bà chửa hoang nhưng không hư hỏng lẳng lơ. Có lẽ đó  là số  mệnh,  số mệnh buồn miên man… Như  những kiếp người ngồi bó gối nhìn xa xăm..
Hồ như, trên cơ thể liền bà của Huế vẫn còn nét thôn nữ tinh khôi. Thượng nguồn sông Hương,  với những bãi bồi xanh ngắt cỏ non trải dài đến ngút tầm mắt, dòng sông như lặng yên không chảy, khói sương phủ lớp bụi mờ ảo, huyễn hoặc. Như che dấu những nỗi niềm thầm kín chăng? Hay cố giữ cho mình thời xuân nữ? Một mái tóc dài đen nhánh, có làm mình tinh khiết  mãi không! Sông ơi?.




Đâu đó, bắt gặp những ngôi nhà vườn thuần khiết, tự nhiên nghe lòng mình  vui chi lạ!  Nét xưa vẫn thấp thoáng đâu đây dù cuộc sống như guồng quay điên loạn, mặc kệ đời với  những định hướng rất … vô phương, vô hướng, vô định….Cứ trôi trôi dặt dẹo như kẻ tâm thần.  Huế vẫn giữ cho mình nét mộc mạc, chân quê và cổ kính!


Vùng hạ lưu – Gương mặt dịu dàng đằm thắm đoan trang chừ đã pha màu  son phấn hạng xoàng. Tràng tiền, như mũi dọc dừa mà hai bên đầy những  tàn nhang của tuổi tác  cùng  những nét chấm phá nửa mùa. Hãy cứ là mình! Thật dịu dàng, sâu lắng. Huế nghe!

Đêm, lang thang cùng với những u uẩn, hình  như trong mọi góc tối, rất nhiều ánh mắt vô hình dõi theo…Bất giác dừng lại nhìn quanh như tìm kiếm một sự giao tiếp, để  chia sẻ, để lắng nghe… biết đâu, sẽ vơi những niềm đau mới vừa đâu đây …Huế hè!
Ta biết, nên  bước rất khẽ, bởi dưới chân là những xác thân…


Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

CỪI HAY MẾU?

Đi làm về mệt bã người, định nằm tý.
Nghé réo cả hai vợ chồng cùng nó bày trò Đúc Cây Dừa...

Chơi chán chê nó phủi đít đứng dậy bảo: HAI ...ĐỨA BÂY CHƠI NỮA I NHE... CON NHỦ!
(Nhe nhe cái đầu cha mi á Nghé!)




Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

THẮC MẮC TÝ CHƠI


Sáng nay, ngồi đọc báo, soi được cái này lạ lạ Thảm kịch từ cơn cuồng điên
Trong đó có đoạn: "Từ ngày bị bắt giam, kẻ sát nhân nhiều lần lên cơn động kinh. Y được đưa đi giám định tâm thần tại Bệnh viện T.Ư Huế đã có kết luận: tại thời điểm gây án, về mặt y học động kinh cơn lớn có biến đổi trí năng nhân cách; về mặt pháp luật, giảm khả năng nhận thức, phê phán và điều khiển hành vi dẫn đến giảm năng lực hành vi nhưng vẫn chịu trách nhiệm hình sự."

Theo tui được biết, bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 chương III  tại điều 13 là:
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1.     Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2.     Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vậy là có thể tòa  dùng khoản 2 điều 13 để áp dụng trong trường hợp này.
Thêm cái này nữa "Ngày xét xử, Hải bảo nhớ vợ lắm. Cả quá trình điều tra cũng như hầu tòa, Hải vô cùng thành khẩn. Hải thật thà, đôi khi đến mức ngớ ngẩn. Người nhà của bị hại có đơn xin vắng mặt và không có yêu cầu gì đối với bị cáo. Xét thấy bị cáo thành khẩn trong khi khai báo, bị hại có một phần lỗi, hung thủ lại gây án trong trạng thái tâm thần bất ổn và tự thú sau đó," .
 Đây chính là những tình tiết nêu ra có thể giảm nhẹ ngoài tình tiết là Hải bị động kinh.
Nhưng đọc tới đoạn sau thì  thế này
"Xét thấy bị cáo thành khẩn trong khi khai báo, bị hại có một phần lỗi, hung thủ lại gây án trong trạng thái tâm thần bất ổn và tự thú sau đó, tòa đã tuyên xử bị cáo án ...chung thân!."
Nếu bác phóng viên mừ chơi lun dòng :Để thấy rõ sự khoan hồng và nhân đạo của…“…tòa đã tuyên xử bị cáo án…chung thân” thì  …hay biết mấy.
Thú thiệt, luật xứ mình xử răng…cũng được!

Tui lấy trích đoạn trong Bài  này Để thay lời kết vậy: “Từ những vụ án đau lòng trên cho thấy vấn đề đặt ra cho công tác quản lý bệnh nhân tâm thần là vô cùng quan trọng. Vấn đề quản lý người tâm thần để phòng ngừa tội phạm đang là mối băn khoăn lớn của mọi người. Việc xảy ra các vụ án mạng chính vì các đối tượng này không được quan tâm đúng mức, chữa trị không dứt điểm”


Nhà tù, chức năng chính là cải tạo! Thưa các vị quan tòa!

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

CHUYỆN KỂ

Lên mạng, xem mấy clip áp vong đi tìm hài cốt liệt sĩ của mấy nhà ngoại cảm, trong chừng mực nào đó mình tin vào linh hồn...Nhắc đến linh hồn mình kể chuyện nhạt cho bà con nghe chơi.

Cách đây chưa lâu, khi ấy mình còn kiếm cơm cho một công ty của quân đội được sang Miên với áo khoác là chuyên gia sang giúp bạn. Thời thởi, mới ra trường, được đi là rất khoái, đi xa càng hăm hở hơn nhiều...
Ngày đi, quân cán đi sau, mình được ngồi chung xe với một thiếu tướng và 2 đại tá chạy trước, chuyện các cụ mình chỉ dám ngồi hóng thôi. Khi gần đến cửa khẩu Đức Cơ, một cụ Đại tá già (là sếp trực tiếp của mình) thẽ thọt, "Mình xuống thắp cho anh em cây nhang anh hè" Ấy là nói với hai cụ kia...
Cụ sếp mình kể, hồi ấy đây là nghĩa trang dã chiến, sau khi chôn cất mỗi nấm mồ được cắm một tấm bia bằng tôn, đứng xa nhìn, cả vùng thành một miền  sáng trắng dưới ánh mặt trời...
Đi một đêm với nửa ngày thì tới nơi, cái thị xã bé tý tẹo như lòng bàn tay...
Chỗ ở cố định cho cả quân lẫn tướng gồm hai nơi, một nơi cho công nhân và một nơi cho cán bộ chỉ huy. Nhà dành cho chỉ huy là một khu hình chữ U nghe nói trước đây là bảo tàng, sau  di dời lên Nam Vang nên bỏ trống từ đận ấy...
Nói ban chỉ huy cho oai vậy thôi chứ gồm sếp đại tá già, mình và hai người nữa. Hết. (Mấy cụ kia qua 2 ngày rồi về)
Giường  là gỗ tấm ghép lại, mình đóng  mặt giường cao bằng cửa sổ cho mát, gió đêm bên ấy vi vu, ngủ ngon lành...
Mình chưa thấy nơi đâu có buổi chiều và đêm trăng đẹp như nơi ấy! Thật. Dù ban ngày trời nắng gắt như đổ lửa trên lưng, ở công trường về nhìn thấy chú Phốc đứng lè lưỡi thở là hết muốn ăn cơm. Nhưng buổi chiều hay lúc hoàng hôn buông xuống, mọi vật như im lìm ngơi nghỉ, mặt trời đỏ rực vón lại như giọt máu treo lơ lửng chực rơi...
 Me với Xoài ở đây to vật, những gốc Me vài ba người ôm là thường...Xoài cũng thế, nơi mình ở, Cây gần  bếp, nghe các bô lão quanh đó bảo rằng Nó đã có hơn bốn đời người rồi...
Những ngày đầu, vì mệt, nên ăn tối xong nghe Radio tý là ngủ thẳng cánh, không mộng mị gì. Có điều, thỉnh thoảng  vào khi khuya những cơn gió từ đâu cứ thốc tới từng cơn ào ào thất thần rồi im bặt, nhiều bận khiến thức giấc trở mình...
Chú L, khi xưa cũng đi K, các chiến trường bên này hầu như đều có dấu chân của chú. Sau này ra quân cày thuê cuốc mướn rồi làm mộc, Tính chú trầm, dí ỏm nhưng bao dung độ lượng, cái độ lượng của người từng chịu nhiều mất mát, khi trà dư tửu hậu hai chú cháu hay mắc võng dọc theo hành lang, vừa thủ thỉ rầm rì vừa hóng gió mát vừa xem trăng thanh, thi thoảng vài con dơi ăn đêm chao liệng sát mặt người,khiến  bao phen giật mình....
Chú  kể, bộ đội mình hay  chết vì những phát cắc bọp rất du kích của bọn Pôn Pốt, Ra suối chết, đi tiểu chết, kiếm thức ăn cải thiện ngoài mé rừng chết, nói chung chết đủ kiểu, phần đa là chôn gần doanh  trại chứ không đem về ngay được...Mà cũng lạ, gần năm năm bên ấy, nội dung trò chuyện của hai chú cháu  chỉ xoay quanh chủ đề chết chóc.Dù thế  nhưng không chán...
Chú chậm rãi kể,  mình ngồi lắng  nghe, đôi khi kể xong một chuyện, nhìn gương mặt méo mó co giật, mắt rưng rưng của chú mình nghe nhoi nhói nơi ngực...
Chuyện bắt đầu vào một đêm trăng thượng tuần, sau khi chú cháu rù rì chán chê lại thêm tý rượu trong bữa ăn tối nên cả hai ngủ quên trên võng tự lúc nào không hay...(Xin nói thêm rằng võng bên này may theo kiểu nhà binh có mùng hẳn hoi, vào nằm, kéo dây khóa lại là hết thò chân ra ngoài để lắc ) Khuya, đang mê ngủ, nghe tiếng hự khá to mình bật dậy thấy chú L đang lồm cồm bò ngoài hiên, Chú bảo "Không hiểu sao võng đứt dây văng tau ra ngoài này, (ngoài này là chỗ cách nơi mắc võng tầm hai mét) Quái lạ, không thò chân để đưa thì không có lý do gì võng đứt dây mà tau bay xa rứa" Lúc ấy mình nghĩ thầm, chắc do vô thức khi ngủ, vì động tác uốn éo cộng hưởng nhiều lần nên võng lắc mạnh nhưng chú ấy không hay cũng nên...
Bên này sướng  cái là phía  mình luôn luôn được bạn cử lính canh gác cẩn thận, mười hai người mỗi ca, tay bồng AK47 đứng quanh hàng rào của ngôi nhà đang ở, bạn chia làm 3 ca trực 24/24. Oách xà lách ghê gúm pà con ạ. Ấy là nói đùa cho vui chứ thực ra, thương các chiến sĩ bạn nên khuya khuya là cánh  mình với sếp già hay mời anh em vào, ngồi vòng tròn đánh chén, khi gà, khi cá, ngồi tì tì đến khi say khướt, dù sáng tinh mơ bạn phải đi đều một hai một. He he
Bẵng đi thời gian, cấp trên của bạn biết được nên cấm tiệt! Từ ấy kém vui hẳn vì thủ trưởng bạn không cho chiến sĩ vào nhà dưới bất cứ lý do gì trừ phi có lệnh.

Đâu gần đến tháng bảy âm lịch năm ấy, Bộ phận chỉ huy về nước mười mấy ngày , mình với chú L ở lại trông coi công việc, vì áp lực mình hay ngủ mớ, cũng lạ, giấc mơ không liên quan gì đến cái nặng nhọc mình cán đán. Trong mơ, thấy chú bộ đội vai mang súng đứng ngoài cửa sổ  lặng lẽ nhìn, ánh nhìn như có điện khiến mình thức giấc, choàng tỉnh dụi mắt, hình như phía ngoài  hiên có bóng nhờ nhờ tiến dần về phía gốc cây Xoài rồi mất hút. Nghĩ mình cuốn theo giấc mơ nên hoa mắt vì vậy không nghĩ ngợi gì...
Vài đêm sau cũng thế, vẫn một giấc mơ và bóng người nhờ nhờ tiến về phía gốc cây Xoài khi mở mắt...
Mình đêm chuyện giấc mơ đi hỏi một bô lão trong vùng, và được nghe cụ kể rằng:  Trước, nơi này là vùng đóng quân của ta, vào một đêm trăng sáng, tại nơi đang ở  diễn ra một trận đánh nhỏ, là do bọn Pôn Pốt đánh theo lối du kích sở trường, trong quá trình truy đuổi, một chiến sĩ ta đã hi sinh, sáng hôm sau mới tìm được xác. Trong tư thế dựa lưng vào gốc Xoài  tay vẫn ôm  chặc khẩu AK47.
Tối hôm ấy, Mình sắm một mâm ngũ quả nhang đèn, đặt bàn thờ dưới gốc cây khấn vái rằng: Thôi thì đất nước đã tạm bình yên, nếu  các Bác có  linh thiêng thì hãy tìm đường về, chiến tranh qua rồi, các mẹ vẫn đang từng ngày chờ mong .... Chưa khấn vái xong, một cơn gió ào ào thổi tới làm tắt phụt hai ngọn nến.
Từ đó đến 5 năm sau nữa, đêm nào cũng vậy, mình với  chú  L thay phiên nhau hương khói...
Không biết bây giờ bàn thờ ấy có ai trông nom không....
                                                                                      Tháng 7 âm 2012.
Nghe tý nhạc nhé Pàkon



Lên mạng, xem mấy clip áp vong đi tìm hài cốt liệt sĩ của mấy nhà ngoại cảm, trong chừng mực nào đó mình tin vào linh hồn...Nhắc đến linh hồn mình kể chuyện nhạt cho bà con nghe chơi.

Cách đây chưa lâu, khi ấy mình còn kiếm cơm cho một công ty của quân đội được sang Miên với áo khoác là chuyên gia sang giúp bạn. Thời thởi, mới ra trường, được đi là rất khoái, đi xa càng hăm hở hơn nhiều...
Ngày đi, quân cán đi sau, mình được ngồi chung xe với một thiếu tướng và 2 đại tá chạy trước, chuyện các cụ mình chỉ dám ngồi hóng thôi. Khi gần đến cửa khẩu Đức Cơ, một cụ Đại tá già (là sếp trực tiếp của mình) thẽ thọt, "Mình xuống thắp cho anh em cây nhang anh hè" Ấy là nói với hai cụ kia...
Cụ sếp mình kể, hồi ấy đây là nghĩa trang dã chiến, sau khi chôn cất mỗi nấm mồ được cắm một tấm bia bằng tôn, đứng xa nhìn, cả vùng thành một miền  sáng trắng dưới ánh mặt trời...
Đi một đêm với nửa ngày thì tới nơi, cái thị xã bé tý tẹo như lòng bàn tay...
Chỗ ở cố định cho cả quân lẫn tướng gồm hai nơi, một nơi cho công nhân và một nơi cho cán bộ chỉ huy. Nhà dành cho chỉ huy là một khu hình chữ U nghe nói trước đây là bảo tàng, sau  di dời lên Nam Vang nên bỏ trống từ đận ấy...
Nói ban chỉ huy cho oai vậy thôi chứ gồm sếp đại tá già, mình và hai người nữa. Hết. (Mấy cụ kia qua 2 ngày rồi về)
Giường  là gỗ tấm ghép lại, mình đóng  mặt giường cao bằng cửa sổ cho mát, gió đêm bên ấy vi vu, ngủ ngon lành...
Mình chưa thấy nơi đâu có buổi chiều và đêm trăng đẹp như nơi ấy! Thật. Dù ban ngày trời nắng gắt như đổ lửa trên lưng, ở công trường về nhìn thấy chú Phốc đứng lè lưỡi thở là hết muốn ăn cơm. Nhưng buổi chiều hay lúc hoàng hôn buông xuống, mọi vật như im lìm ngơi nghỉ, mặt trời đỏ rực vón lại như giọt máu treo lơ lửng chực rơi...
 Me với Xoài ở đây to vật, những gốc Me vài ba người ôm là thường...Xoài cũng thế, nơi mình ở, Cây gần  bếp, nghe các bô lão quanh đó bảo rằng Nó đã có hơn bốn đời người rồi...
Những ngày đầu, vì mệt, nên ăn tối xong nghe Radio tý là ngủ thẳng cánh, không mộng mị gì. Có điều, thỉnh thoảng  vào khi khuya những cơn gió từ đâu cứ thốc tới từng cơn ào ào thất thần rồi im bặt, nhiều bận khiến thức giấc trở mình...
Chú L, khi xưa cũng đi K, các chiến trường bên này hầu như đều có dấu chân của chú. Sau này ra quân cày thuê cuốc mướn rồi làm mộc, Tính chú trầm, dí ỏm nhưng bao dung độ lượng, cái độ lượng của người từng chịu nhiều mất mát, khi trà dư tửu hậu hai chú cháu hay mắc võng dọc theo hành lang, vừa thủ thỉ rầm rì vừa hóng gió mát vừa xem trăng thanh, thi thoảng vài con dơi ăn đêm chao liệng sát mặt người,khiến  bao phen giật mình....
Chú  kể, bộ đội mình hay  chết vì những phát cắc bọp rất du kích của bọn Pôn Pốt, Ra suối chết, đi tiểu chết, kiếm thức ăn cải thiện ngoài mé rừng chết, nói chung chết đủ kiểu, phần đa là chôn gần doanh  trại chứ không đem về ngay được...Mà cũng lạ, gần năm năm bên ấy, nội dung trò chuyện của hai chú cháu  chỉ xoay quanh chủ đề chết chóc.Dù thế  nhưng không chán...
Chú chậm rãi kể,  mình ngồi lắng  nghe, đôi khi kể xong một chuyện, nhìn gương mặt méo mó co giật, mắt rưng rưng của chú mình nghe nhoi nhói nơi ngực...
Chuyện bắt đầu vào một đêm trăng thượng tuần, sau khi chú cháu rù rì chán chê lại thêm tý rượu trong bữa ăn tối nên cả hai ngủ quên trên võng tự lúc nào không hay...(Xin nói thêm rằng võng bên này may theo kiểu nhà binh có mùng hẳn hoi, vào nằm, kéo dây khóa lại là hết thò chân ra ngoài để lắc ) Khuya, đang mê ngủ, nghe tiếng hự khá to mình bật dậy thấy chú L đang lồm cồm bò ngoài hiên, Chú bảo "Không hiểu sao võng đứt dây văng tau ra ngoài này, (ngoài này là chỗ cách nơi mắc võng tầm hai mét) Quái lạ, không thò chân để đưa thì không có lý do gì võng đứt dây mà tau bay xa rứa" Lúc ấy mình nghĩ thầm, chắc do vô thức khi ngủ, vì động tác uốn éo cộng hưởng nhiều lần nên võng lắc mạnh nhưng chú ấy không hay cũng nên...
Bên này sướng  cái là phía  mình luôn luôn được bạn cử lính canh gác cẩn thận, mười hai người mỗi ca, tay bồng AK47 đứng quanh hàng rào của ngôi nhà đang ở, bạn chia làm 3 ca trực 24/24. Oách xà lách ghê gúm pà con ạ. Ấy là nói đùa cho vui chứ thực ra, thương các chiến sĩ bạn nên khuya khuya là cánh  mình với sếp già hay mời anh em vào, ngồi vòng tròn đánh chén, khi gà, khi cá, ngồi tì tì đến khi say khướt, dù sáng tinh mơ bạn phải đi đều một hai một. He he
Bẵng đi thời gian, cấp trên của bạn biết được nên cấm tiệt! Từ ấy kém vui hẳn vì thủ trưởng bạn không cho chiến sĩ vào nhà dưới bất cứ lý do gì trừ phi có lệnh.

Đâu gần đến tháng bảy âm lịch năm ấy, Bộ phận chỉ huy về nước mười mấy ngày , mình với chú L ở lại trông coi công việc, vì áp lực mình hay ngủ mớ, cũng lạ, giấc mơ không liên quan gì đến cái nặng nhọc mình cán đán. Trong mơ, thấy chú bộ đội vai mang súng đứng ngoài cửa sổ  lặng lẽ nhìn, ánh nhìn như có điện khiến mình thức giấc, choàng tỉnh dụi mắt, hình như phía ngoài  hiên có bóng nhờ nhờ tiến dần về phía gốc cây Xoài rồi mất hút. Nghĩ mình cuốn theo giấc mơ nên hoa mắt vì vậy không nghĩ ngợi gì...
Vài đêm sau cũng thế, vẫn một giấc mơ và bóng người nhờ nhờ tiến về phía gốc cây Xoài khi mở mắt...
Mình đêm chuyện giấc mơ đi hỏi một bô lão trong vùng, và được nghe cụ kể rằng:  Trước, nơi này là vùng đóng quân của ta, vào một đêm trăng sáng, tại nơi đang ở  diễn ra một trận đánh nhỏ, là do bọn Pôn Pốt đánh theo lối du kích sở trường, trong quá trình truy đuổi, một chiến sĩ ta đã hi sinh, sáng hôm sau mới tìm được xác. Trong tư thế dựa lưng vào gốc Xoài  tay vẫn ôm  chặc khẩu AK47.
Tối hôm ấy, Mình sắm một mâm ngũ quả nhang đèn, đặt bàn thờ dưới gốc cây khấn vái rằng: Thôi thì đất nước đã tạm bình yên, nếu  các Bác có  linh thiêng thì hãy tìm đường về, chiến tranh qua rồi, các mẹ vẫn đang từng ngày chờ mong .... Chưa khấn vái xong, một cơn gió ào ào thổi tới làm tắt phụt hai ngọn nến.
Từ đó đến 5 năm sau nữa, đêm nào cũng vậy, mình với  chú  L thay phiên nhau hương khói...
Không biết bây giờ bàn thờ ấy có ai trông nom không....
                                                                                      Tháng 7 âm 2012.
Nghe tý nhạc nhé Pàkon

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

QUÀ CHO CÁC BỤNG PHỆ


QUÀ CHO CÁC BỤNG PHỆ!
07:59 23 thg 7 2012Công khai461 Lượt xem44
 
Định viết vài dòng cho ngày hăm bảy tháng bảy nhưng chữ nghĩa nó  
trôi tận đẩu tận đâu, thôi thì xin được cái này của Bác Nguyen Van
 treo lên đây vậy...

KIẾM TÌM DẤU VẾT CHIẾN TRANH
Thân tặng anh L.V.Trường

Anh thương binh một tay
Chiếc xe đạp tòng tọc
Lọc cọc đường dài
Loảng xoảng choòng bay

Anh đi đâu?-Tôi hỏi
Ngại ngùng anh chẳng nói
Hồi lâu mới tỏ:
-Kiếm tìm dấu vết chiến tranh…

Năm tháng trôi nhanh
Tưởng quên đi tất cả
Vết thương đã lành
Ai đào bới mần chi...

Nhưng cái nghèo chẳng chịu ra đi
Vợ yếu con thơ
Mảnh bom ,vỏ đạn bây giờ
Là sắt vụn
Là bát cơm sắn khoai đỡ độn
Cho trở trời đau buốt nguôi ngoai

Ống tay áo dài bay
Quảng Trị nắng trưa
Gió dồn cát bỏng
Hè Vĩnh Linh

VIẾT VỘI:
Bài thơ nó gập ghềnh gấp khúc, xộc xệch méo mó 
như chính hình ảnh người thương binh trong bài 
thơ vậy. Thú thật, đọc gần hết hai khổ thơ đầu tôi 
chê bởi thơ gì mà chẳng mượt mà bay bổng, 
chẳng hoa lá cành ướt át...Định lướt qua nhưng 
bắt gặp câu" "-Kiếm tìm dấu vết chiến tranh…" 
nên ngồi khựng lại...

Hình ảnh những đoạn sau, hầu như ai trong 
chúng ta cũng bắt gặp đâu đó trên con  đường 
xuôi ngược mưu sinh...Những mảnh đời bất hạnh 
thiếu hụt của hình hài cũng tất bật lao vào đời 
cơm áo, bởi cái ăn cái mặc ngày ba bữa đôi khi 
buộc con người ta bất khuất....Nhưng  đây, cụ thể 
là người thương binh bước ra từ cuộc chiến. 
Những lý tưởng cao xa, những hào sản một thời 
giờ đành vứt xó, bởi cuộc sống áo cơm hằng ngày, 
bởi con thơ...Anh đối mặt với hiện tại, sấp ngửa 
vẹo xiêu với ngày hòa bình...Kiếm tìm cái ăn ngay 
chính  trên trái  đạn mảnh bom một thời làm 
đồng đội anh ngã xuống...Có một cái gì đó rất 
thật, bởi rất thật nên thấy  rất đau!!!
Thấp thoáng đâu đây những mảnh đời phất phơ, 
những hào kiệt phất phơ, ống tay áo cụt phất 
phơ...phất phơ...

Nghe nhạc miếng nầu Pàkon

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

TẠI SAO KHÔNG?


TẠI SAO KHÔNG?
19:39 8 thg 7 2012Công khai768 Lượt xem78
 
Một năm mười hai tháng, riêng xứ An - nam  có ngót ngét hơn một tháng lễ lạt hội hè. Tại sao không có lấy một ngày tưởng niệm riêng cho những người dân từ Bắc chí Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến?  Phải chăng họ không đáng?Tại sao không???








Xin lưu ý: Đoạn clip trên đã ám ảnh tôi trong thời gian dài về sự chết chóc tang thương mà chiến tranh gây ra, tôi post lại để minh chứng cho cái tàn khốc ấy mà người dân nước Việt phải gánh chịu. Hoàn toàn không bày tỏ quan điểm hay nhận xét gì về khía cạnh chính trị.Mong mọi người lưu ý khi cồng bài này!
Thiết nghĩ, thế hệ như chúng tôi, những con dân nước Việt được sinh ra sau giải phóng, nên biết nhiều hơn về những đau thương của quá khứ mà đất mẹ đã trải qua, với mục đích rằng  nhân dân ta đã một thời ngã xuống đầy bi thương như thế, chúng ta những thế hệ hôm nay và mai sau cần yêu thương nhau nhiều hơn đoàn kết hơn nắm chặt tay nhau hơn bởi ngoài kia bóng tàu lạ đã và đang vật vờ như những bóng ma...
Hãy dành một ngày tưởng niệm những người dân đã ngã xuống trong cuộc chiến! Tại sao không???

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

CHUYỆN LÀNG



Liu ý: Đây là chuyện pịa của nhà iêm, tuy nhiên hông nhất thiết phải... khác sự thật! Khà khà

Làng Nô, là một dúm đất  trải dài theo mép ao Tổng Phá, người dân quanh năm cắm mặt cho đất bán lưng cho giời để kiếm cái ăn cái mặc. cai quản là cha con Tổng lý, nghe đâu hồi còn chai chẻ Già làng cũng lận lưng được cái bằng trung cấp lâm nghiệp, lại là con dòng dõi xứ Man Di nên sau vài niên lên nắm chức trưởng  làng.

Thời ấy, dân tình cơ khổ,các làng bên chèn ép, lại bệnh dịch thổ tả hoành hành. Già làng chả bảo bọc được ai, chỉ ngồi xa đánh trống thúc giục , bảo ban dân tình học những điều tầm phào vớ vẩn vời xa...Tầm phào bởi cái họ cần là hạt gạo dúm muối bỏ mồm hằng ngày!
Đời làm Già làng, Tổng cũng kiếm được bộn vì củi nẻo phía bìa rừng còn nhiều. Lão cất căn nhà to vật giữa chợ, nơi đông đúc nhất của Làng Nô, trải qua bao tháng năm, vật đổi sao dời, người vợ già nua giờ cũng đã khuất núi, Lão trầm ngâm mấy bận,  nhưng rồi cũng chật lưỡi cưới cô vợ kế kém  tuổi hơn con gái út lão vài niên...
Gặp mùa ôn dịch, súc vật chết nhiều, cỏ cây xơ xác, cái chái thắng cố của mụ vợ bé cũng không cầm cự được bao lâu, đã nợ lại còn chồng lên nợ mà lão cũng đã già, chức Già làng không còn, vì cứu vợ, lão đành bán căn nhà to vật ấy, nhưng chuyện râm ran cũng bắt đầu từ đây.
Số là, con trai lão, nhờ bóng cả cây già của cha, cũng đã ngoi lên chức Nóc Trưởng, (một cái Nóc be bé gần phía cuối bìa rừng ),dù chả tài cán gì, mọi việc rối lên khi nó đâm đơn kiện  gởi cho các bô lão trong làng về quyền thừa kế căn nhà...

(P/s: Để coi các Pác chém như nào roài úp tiếp)
He he

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

NHỚ THỜI CHƯA XA LẮM

NHỚ THỜI CHƯA ...XA LẮM!
10:48 12 thg 6 2012Công khai372 Lượt xem54
 

Giang hồ

                             Tác giả: Phạm Hữu Quang
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với… giặt đồ?
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không,
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng…
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.
Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu…
Giang hồ ta chẳng thay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.
Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giầy, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
Tập tin:Phạm Hữu Quang.jpg

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

CHUYỆN NHẠT


Anh tên Đ, đi K năm 79 mãi đến năm 88 thì ra quân. Số thanh niên trai tráng trong làng  đi cùng đợt với anh hầu như không ai trở về. Bỏ súng, cầm cày cuốc vật lộn với với ruộng nương sỏi đá  để giành giật miếng cơm đối với anh nó nhẹ nhàng, như là tháo và lắp cây AK47 vậy. Ấy là anh bảo thế.
Hồi nhỏ, nhà mình đông anh em nên hay chăm giữ trẻ con cho cả xóm, ngày ấy không có nhà trẻ nên nhà mình thành nơi giữ trẻ không công. Thời thởi,  chỉ biết chăm theo kiểu đói cho ăn khát cho uống, buồn ngủ thì cho vào võng ầu ơ như người lớn vậy. Ấy là bọn mới biết bò, bọn biết đi biết chạy thì cho dang nắng mệt nghỉ, bày đủ thứ trò, khoái nhất là sắp hàng chơi trò bộ đội bước 1-2-1. Bởi với mình lúc ấy , hình ảnh chú bộ đội vai mang súng mũ có gắn ngôi sao - Đó còn hơn  là thần tượng vậy!
Ba đứa con anh đều do chị em mình giữ theo kiểu ấy,  những buổi  trưa anh ghé để chơi với con , thường thì anh ngồi kể say sưa chuyện thời còn ở lính. Tình đồng chí,đồng đội, những lằn ranh mong manh giữa cái chết và sự sống. Có  trận đơn vị anh bị phục kích 1 đồng đội anh chấp nhận cái chết để đánh lạc hướng cho cả tiểu đội thoát khỏi vòng vây. những lúc ấy mắt anh luôn mọng nước dù cố  bình thản, nhìn xa xăm...Anh bảo tình đồng đội hồi nớ  nó thiêng liêng lắm!
Hôm rồi về quê, ngồi nhậu anh khoe : Thằng P (con trai đầu của anh )  đã được vào bộ đội chuyên nghiệp. Mình hỏi:  Tốn nhiều không  anh? " Bán 2 con bò 1 con heo với mượn thêm ba triệu nữa là đủ hai chục triệu. may mà thủ trưởng của nó là đồng đội khi xưa" (Ấy là nguyên văn lời anh nói). Mắt anh buồn rười rượi...
Mấy ly rượu sau cùng nghe nhạt thếch, tanh tanh..
Đêm đó mình nghe gần 2 chục lần bài này:

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

BỆNH CŨ

Thảnh thơi được mấy hôm, có thời gian lướt mấy trang... lá cải, Nghe cha "Phó bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Tưởng cho biết sáng 17-5, sau khi đọc bài báo, bí thư và chủ tịch UBND TP Đà Lạt cũng như kiểm lâm, công an... đã đi khảo sát hiện trường. Lúc 16g cùng ngày, Thường trực Thành ủy triệu tập cuộc họp do Bí thư TP Đoàn Văn Việt chủ trì, có sự tham dự của các ban ngành liên quan như kiểm lâm, công an...

Quan điểm của bí thư Thành ủy Đà Lạt là phải kiên quyết xóa điểm đào đãi thiếc trái phép tại thung lũng Tình Yêu." 
He he! Rứa là do có bài báo nên các cha mới "biết" mờ tập hợp các ông...cố nội "đi khảo sát tại hiện trường"!  Nghe cái quan điểm mờ cười suýt phọt cả ...dắm! Người ta đào nát be bét cả một khu rừng mờ như là không biết! mà vui hơn là vị trí nằm ngay...lỗ mũi chứ có xa xôi chi đâu. Vậy mà để đào đến mấy trăm mét đường hầm với kích thước  0,8X1,6m  như thế mới ...đi  khảo sát thì đúng là trò trẻ con, giẻ rách!
Mình nhớ cách đây hơn mười niên, chứng kiến qua cảnh truy quét ở các bãi vàng quê mình. Ban ngày cũng ầm ầm súng ống rượt đuổi chạy băng rừng, đến tối các chủ hầm trả thù bằng cách lận lưng ...1, 2... khâu rình  mò vào  bản doanh  và quăng phát!  không nghe tiếng ối  mừ chỉ là những tiếng cười hi ha rất vui vẻ. Cứ thế,  qua vài ba ngày là xong! mọi thứ vẫn như ...hum qua!
He he
Thấy có CÁI NÀY Nhiều người bảo răng mờ bọn nó tính toán ngu quá ! Đem 7 tỷ mua một đống xe về rồi đắp chiếu từ  năm 2010 đến chừ. Mình cười... ruồi, chúng nó khôn bỏ bà ra chớ ngu cái nỗi giề! Hái cành hoa hồng 10% thì thơm lựng chớ ở đó mờ ngu! Cái này lại nhớ đến Nhà máy đường Quảng Nam đặt tại Huyện Quế Sơn mấy năm trước. Nhập một núi sắt vụn về với tổng vốn là 364 tỷ đồng,  qua 2 năm không làm được cái mốc khô giề đành phải cân ký được ...47,6 tỷ,  vị chi tiền ngu là 316,4  tỷ! Vậy tiền ...khôn là bao nhiêu??? Hèn chi Quảng Nam là tỉnh nghèo ...truyền thống! Chậm  lương cả những đối tượng ...hưởng trợ cấp!
Vụ gỗ Sưa vừa rồi lại nhớ Tai nạn lật xe gỗ làm chết  mười mạng người ở Con Cuông Nghệ An. Trong đó có kiểm lâm đi cùng  để ...hộ tống!
Còn nhiều!
Và còn dài dài vì: ông... cố tổ qua mấy năm ngồi ngai có kỷ luật ông... cố nội nào đâu mờ biểu.
Mờ thôi! Đếch thèm nói nữa! Ở xứ này,  Đời cha ăn mặn đời con...ăn mặn hơn chớ có gì lạ đâu!
Lâu rồi, bữa ni bệnh ngứa ...mỏ lại tái phát . hây za...

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

CÓC NHÁI...hehe





(Ảnh: Bạn cho)


Đã lâu rồi ta không còn hò hẹn

Với Dế Giun nơi cuống rạ đầu bờ

Đã lâu rồi không ai chờ ta nữa

Dặn lòng đừng trống vắng bơ vơ....


Đã lâu rồi ta không còn hò hẹn

Thủ thỉ với sông  xa ngút cánh đồng

Đã lâu rồi bao lần trăng khuyết

Mà ngập ngừng trên những bước chân...

Đã lâu rồi ta không còn hò hẹn

Với triền đê xanh mởn gió chiều

Đã lâu rồi bặt nghe Tu Hú gọi...
Con Bắt Cô chừ trốn biệt nơi nao?

Đã lâu rồi ta không còn hò hẹn


Chắc giờ đây Em tay bế tay bồng

Tiếng Cuốc kêu ngàn năm vang vọng

Có bao giờ em nhớ tôi không?


He he

(P/s: Củm ơn bạn rất nhiều
)