Đừng lướt!
Hồi còn trẻ, tôi đi
tìm vàng ở
Stanish
Flower giống như thiên đường trên trái đất. Những quả đồi xanh tươi mơn mởn,
những khu rừng sâu hun hút thẫm xanh, từng cơn gió lay động cành cây, vuốt ve
những chồi biếc. Những năm trước đây khắp mọi ngả, bao người đổ về S. Flower để
tìm vàng. Họ đã dựng nên thị trấn với các cửa hiệu, nhà hàng, rồi nhà băng,
trường học cùng những vỉa hè thông thoáng, những ngôi nhà thông thoáng. Những
ngôi nhà xinh đẹp cũng mọc lên cho từng tôt ấm gia đình. Thoạt nhiên, đám dân
cư mới tìm được rất nhiều vàng ngay trên những quả đồi S. Flower, nhưng vận may
không kéo dài…
Sau
một vài năm, vàng như biến mất. Vào thời gian tôi đến S. Flower mọi người đã bỏ
đi cả, họ vốn là những người thực dụng.
Bây
giờ, cỏ mọc khắp phố phường, những khóm hồng dại trùm kín các căn nhà nhỏ, chỉ
có âm thanh của côn trùng là râm ran. Khi tôi đặt chân đến đây, một người đàn
ông đứng trước căn nhà nhỏ, mỉm cười với tôi. Căn nhà này không bị
những bụi hồng bao phủ.
Khu
vườn xinh xinh ở phía trước căn nhà tràn ngập những bông hoa màu xanh và vàng.
Những tấm rèm trắng mềm mại nơi của sổ lả lướt trong ngọn gió mùa hè như chào
gọi.
Vẫn
mỉm cười, người đàn ông mở cửa căn nhà và vẫy vẫy tôi.
Tôi
bước vào nhà và không thể tin ở mắt mình. Tôi đã từng sống nhiều tuần lễ trong
những ổ trại tuềnh toàng cùng với những người thợ mỏ, ngủ lăn lóc
trên nền đất cứng và ăn đậu hột lổn nhổn trong chiếc đĩa kim loại lạnh ngắt,
chịu mọi sự gian khổ để đào đãi tìm kiếm những miếng kim loại óng ánh vàng…
Bây
giờ , trong căn nhà nhỏ này ký ức như sống lại trong tôi, lặng lẽ đưa mắt quan
sát…Tấm thảm trên sàn gỗ bóng loáng, tranh treo đầy phòng, trên những chiếc bàn
nhỏ bày sò biển và sách, những bình sứ Trung Quốc cắm đầy hoa tươi.
Người
phụ nữa đã biến ngôi nhà lạnh lẽo thành căn phòng ấm cúng. Niềm
vui tràn đầy trái tim tôi, hẳn không giấu nổi trên gương mặt của
mình. Người đàn ông như đọc được ý nghĩ của tôi:
“Vâng”!
Ông cười:
“
Tất cả những cái này là do cô ấy đấy. Mọi thứ trong căn phòng này đều nhờ bàn
tay của nàng”
Một
bức tranh trên tường treo không được ngay ngắn. Ông phát hiện ra liền đứng lên
sửa lại. Ông lùi lại rồi tiến lên nhiều lần để tin chắc rằng bức tranh đã được
treo đúng chỗ. Đoạn ông lấy tay vỗ nhẹ vào nó:
“Nàng
vẫn làm như vậy” Ông giải thích cho tôi. “Cử chỉ âu yếm đó giống như cái vỗ
nựng vào mái tóc của đứa trẻ khi nàng chải tóc xong cho nó. Tôi đã bao lần nhìn
em treo tranh như vậy đến mức tôi có thể làm y hệt như em làm. Không
hiểu tại sao tôi lại như vậy, cứ như là em hóa than vào tôi.”
Khi
ông nói, tôi linh cảm có một điều gì đó đã xẩy ra ngay trong phòng
này mà ông muốn tôi phát hiện. Tôi đảo nhìn xung quanh. Khi cặp mắt tôi lướt
trên góc phòng cạnh lò sưởi, Ông xoa xoa tay, rồi bật ra tiếng cười đầy hạnh
phúc:
“Đấy,
nó đấy”, Ông kêu lên: “Anh đã tìm thấy rồi, thế nào anh cũng tìm thấy. Đó là
bức ảnh của nàng”
Tôi
bước đến bên cái đôn nhỏ màu hạt huyền nơi đặt bức ảnh.
Một
người phụ nữ đẹp tuyệt trần, đẹp nhất mà tôi đã từng gặp! Sự ngọt ngào, dịu
dàng, tràn đầy không chỉ hiện ra trên nét mặt.
Người
đàn ông cầm bức ảnh lên, nhìn chằm chằm vào đó:
“Nàng
mười chín tuổi, lần cuối cùng sinh nhật của em. Đó là ngày chúng tôi cưới nhau.
Khi anh gặp nàng. Ồ, hãy đợi đến khi anh gặp nàng”
Bây
giờ cô ấy ở đâu? – Tôi hỏi.
“
Ồ…đi vắng” Người đàn ông thở dài, đặt lại bức ảnh ngay ngắn trên cái
đôn màu đen.
“
Nàng đi thăm cha mẹ, họ sống cách đây bốn năm mươi dặm. Nàng đi đã được hai
tuần rồi”
Khi
nào cô ấy trở về? tôi hỏi, Ông chậm chạp:
“
Vâng, hôm nay là thứ tư, nàng sẽ trở về vào tối thứ bảy”
Tự
nhiên tôi thấy tiếc vô cùng, như vừa đánh mất một cái gì đó thật quý giá…
Tôi
xin lỗi, bởi vì lúc đó tôi phải đi rồi.
“Đi?
Không! Sao anh lại phải đi? Đừng đi! Cô ấy sẽ rất buồn. Anh thấy đấy, cô ấy
thích mọi người đến đây và ở lại với chúng tôi”
Không,
tôi thật sự phải đi – Tôi nói một cách cương quyết; Ông cầm bức ảnh lên và đặt
trước mặt tôi:
“Đây”
Ông nói, “Bây giờ, anh sẽ nói với cô ấy là đúng lý ra anh có thể ở lại để gặp
cô ấy, nhưng anh đã không ở lại”
Có
cái gì đó bổng chốc làm tôi thay đổi khi nhìn kỹ vào tấm ảnh lần thứ hai. Tôi
quyết định ở lại.
Henry
– Tên người đàn ông đã thổ lộ với tôi. Đêm ấy, Henry và tôi nói rất nhiều chuyện
nhưng chủ yếu là nói về người đàn bà trong ảnh.
Ngày
hôm sau trôi đi một cách lặng lẽ.
Đêm
thứ năm, chúng tôi có khách: Một thợ mỏ cao to tóc hoa râm.
“Tôi
đến để hỏi xem cô ấy khi nào về” – Ông khách giải thích, “Có tin gì không?”
“Ồ!
Đúng rồi, tôi nhận được lá thư, anh muốn nghe không?”
Ông
lấy một lá thư màu vàng ra khỏi túi áo ngực và đọc cho chúng tôi nghe. Lá thư
tràn ngập tình cảm dành cho ông và cho những người khác, những bạn bè và hàng
xóm của ông. Đọc xong người đàn ông nhìn bạn mình:
“Ồ,
không được, anh lại như thế rồi, Tom, anh bao giờ cũng khóc khi tôi đọc xong
thư. Lần này tôi sẽ mach cho cô ấy biết”
“Không!
Anh không được làm thế”, Henry – người thợ mỏ tóc hoa râm thốt lên. “Tôi già
rồi, bất kỳ nỗi buồn nhỏ nào cũng làm tôi khóc. Tôi thực sự hi vọng đêm nay cô
ấy có mặt tại đây”
Ngày
hôm sau, thứ sáu, một người thợ mỏ già nữa đến thăm. Henry lại đọc
cho bạn nghe lá thư, lá thư cũng làm cho người bạn khóc.
“Chúng
tôi đều rất nhớ cô ấy” Ông bạn nói.
Cuối
cùng ngày thứ bảy rồi cũng đến. Tôi luôn nhìn đồng hồ. Henry chú ý đến điều đó.
“Anh
không nghĩ rằng có điều gì đó đã xẩy ra với cô ấy chứ?” Ông hỏi tôi, tôi cười
và nói rằng chắc chắn cô ấy sẽ bình an, nhưng hình như Henry không thỏa mãn với
câu nói an ủi đó.
Lúc
mặt trời sắp lặn, tôi rất mừng khi thấy hai người bạn là Tom Và
Joe quay trở lại. Hai người thợ mỏ già mang theo Ghita, nhiều hoa và
những chai Whisky đến. Họ cắm hoa vào lọ và với chiếc Ghita gỗ trong tay họ
chơi một bản nhạc vui tươi nhí nhảnh.
Bạn
của Henry liên tục rót rượu cho Henry và ép ông cạn ly. Khi tôi với tay định
lấy một trong hai cốc còn lại, Tom chặn tay tôi giọng thầm thì – “ Để cốc này
lại và lấy cốc khác”. Ông đưa cốc Whisky còn lại cho Henry, anh uống cạn cốc
rượu, sắc mặt càng ngày càng trắng bệch
“Ồ,
được rồi, tôi cảm thấy mệt, tôi muốn nằm” Henry đã ngủ ngay sau
khi những tiếng cuối cùng thốt ra khỏi miệng.
Trong
chớp mắt, hai người bạn nhấc bổng ông lên bế ông vào phòng ngủ. Họ đóng cửa và
quay lại. Hình như họ sắp đi, tôi vội nói:
“Xin
các ngài đừng đi, cô ấy sẽ không biết tôi. Đối với cô ấy, tôi là một người xa
lạ”.
Họ
nhìn nhau:
“Vợ
anh ấy đã chết được mười chín năm” Tom nói.
“Chết?”
Tôi thảnh thốt thì thầm.
“vâng,
đúng như vậy” Ông nói tiếp: “ Sáu tháng sau khi cưới cô trở về thăm cha mẹ. Cô
trở về nhà mình vào một buổi tối thứ bảy tháng sáu. Khi cô ấy quay về gần đến
đây thì những người Iindian đã bắt mất cô ấy. Không ai gặp cô ấy nữa. Henry bị
mất trí. Anh ấy vẫn cho rằng cô ấy vẫn còn sống. Cứ tháng sáu đến, anh vẫn
tưởng cô ấy đi thăm cha mẹ và bắt đầu ngồi đợi cô ấy trở về. Khi chúng tôi đến
thăm anh ấy lấy thư ra đọc cho nghe. Anh ấy đinh ninh rằng vào một đêm thứ bảy
nào đó cô ấy sẽ về. Chúng tôi đến đây với anh ấy. Chúng tôi cho thuốc ngủ vào rượu để anh
ấy có thể ngủ qua đêm. Nhờ vậy mà Henry sẽ được yên ổn suốt một năm tới”.
Joe
nhặt mũ và cầm lấy Ghita. “ Cứ vào tháng sáu hằng năm, chúng tôi đều làm như
vậy. Mười chín năm rồi…”
Ông
nói tiếp: “ Năm đầu tiên, chúng tôi có hai mươi bảy người, bây giờ chỉ còn hai
chúng tôi”.
Cánh
cửa chính của căn nhà xinh đẹp hé mở, hai người đàn ông già tan biến vào màn
đêm của S. Flower.
P/s: Hồi cắp sách, hay đọc truyện ngắn, bài nào thấy hay là chép vào vở học trò, hôm qua lọ mọ lục tìm vài thứ, đọc lại cuốn vở ấy, thấy bài này vẫn hay nên ngồi gõ treo lên. Coi như một một chút quà mọn tặng những người bạn thân thiết của ta vậy.
Trong cái xô bồ hiện hữu, hình như cần lắm một chữ TÌNH...
Nhớ là đã cồng mấy nhát bài này bên yahoo
Trả lờiXóa